Combo bàn thờ ông địa thần Tài gồm những gì?
Bàn thờ thần tài gồm những gì có lẽ là nỗi băn khoăn của rất nhiều gia chủ, đặc biệt là những người làm kinh doanh, mở công ty và cửa hàng. Để biết bàn thờ Ông Địa Thần Tài gồm những gì và bàn thờ ông địa thần tài để sao cho đúng cách, đem lại tài lộc, mời bạn cùng tham khảo bài viết sau đây từ chúng tôi nhé!
Tín ngưỡng thờ Ông Địa, Thần Tài của người Việt
Từ xưa đến nay, bàn thờ thần tài đã là một tín ngưỡng không thể thiếu, thường dành riêng một góc không gian để thờ cúng thần Tài và ông Địa. Ông Địa đại diện cho tín ngưỡng của nhiều nền văn hóa khác nhau, trong khi thần Tài là Thổ Địa công (hay Phúc Đức Chánh Thần) của người Hoa, được người Việt tiếp nhận và duy trì. Cả hai thần thường được bài trí song hành, đặt sát đất và hướng về cửa chính của ngôi nhà.
Hiểu rõ bàn thờ Ông Địa Thần Tài gồm những gì là điều quan trọng khi gia chủ bắt đầu kinh doanh và cầu tài lộc. Bởi người Việt tin rằng, việc thờ thần tài không chỉ giúp họ thuận lợi trong kinh doanh mà còn mang lại sự ấm no, sung túc, và thành công trong mọi lĩnh vực.
Hơn thế, vào ngày vía thần Tài, tức là ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhiều người còn thường mua vàng như làm lễ để mang lại may mắn và phú quý trong năm mới. Phong tục này phổ biến ở hầu hết các gia đình kinh doanh và được các gia chủ đặc biệt xem trọng.
Bàn thờ Ông Địa Thần Tài gồm những gì?
Trên bàn thờ thần tài thường có nhiều vật phẩm và đồ thờ cúng khiến nhiều người bối rối. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phù hộ, may mắn và thuận lợi trong công việc kinh doanh, chủ nhà cần chuẩn bị và hiểu rõ về những vật phẩm này. Để giúp bạn trả lời câu hỏi Bàn thờ Ông Địa Thần Tài gồm những gì, dưới đây là một số đồ thờ cúng quan trọng mà gia chủ nên chuẩn bị:
Bài vị Thần Tài, Ông Địa
Trong việc lập bàn thờ Thần Tài Thổ Địa tại nhà hoặc cửa hàng, gia chủ không thể phớt lờ bài vị thờ Thần Tài. Bài vị không chỉ mang ý nghĩa quan trọng mà còn ghi tên hiệu Thần Tài, Thổ Địa được thờ cúng. Đặt bài vị Thần Tài trên bàn thờ không chỉ mang lại may mắn và tài lộc mà còn giúp cát khí và hoá giải tà khí, vận xui đối với gia chủ.
Lưu ý rằng khi đặt bất kỳ vật phẩm phong thủy nào lên bàn thờ Thần Tài, bạn cũng cần phải tuân theo quy tắc “nhất vị, nhì thế, tam hướng”. Điều này có nghĩa là đặt vị trí trước, sau đó là thế bàn thờ, cuối cùng là hướng đặt của đồ.
Tượng Thần Tài, Ông Địa
Bàn thờ Thần Tài Ông Địa thì không thể thiếu tượng Ông Địa Thần Tài. Hai vị thần này thường được thờ phụng cùng nhau trên một bàn thờ. Mỗi vị thần đều có trách nhiệm riêng và đều đóng góp vào việc mang lại cuộc sống thịnh vượng và bình an cho gia chủ. Đây cũng là một vật phẩm quan trọng mà bạn không thể bỏ qua.
Hũ gạo muối nước (hũ tam tài hay chóe thờ)
Trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa, Hũ gạo muối nước không thể thiếu vì chúng tượng trưng cho cuộc sống thịnh vượng và hạnh phúc trong gia đình. Hũ tam tài thường được các gia đình trưng trên bàn thờ từ đầu năm và chỉ thay vào cuối năm.
Bát nhang (bát hương)
Bát nhang là vật phẩm quan trọng không thể thiếu trên bất cứ bàn thờ nào, không chỉ dành riêng cho Thần Tài. Tuy nhiên, khi bốc bát hương Thần Tài, gia chủ cũng cần thực hiện theo các nguyên tắc nhất định để tránh mất tài lộc và tiêu tán tiền bạc. Mọi người còn hay sử dụng keo dán để giữ cho bát hương luôn cố định và tránh ảnh hưởng đến tài vận.
Lọ hoa (bình hoa)
Hãy nhớ luôn để một lọ hoa tươi trên bàn thờ Thần Tài và được đặt ở phía bên phải. Lưu ý bạn không nên dùng hoa giả hoặc hoa đã khô héo, vì điều này là kiêng kị và có thể ảnh hưởng lớn đến công việc kinh doanh.
Đĩa đựng ngũ quả (mâm bồng)
Đĩa đựng hoa quả và lọ hoa thường được sử dụng cùng nhau, thể hiện sự thành kính đối với các vị thần. Gia chủ có thể dâng hoa quả lên các vị thần hàng ngày để tỏ lòng thành kính hoặc vào các dịp quan trọng như mùng 1 và rằm hàng tháng.
Khay 5 chén nước hình chữ thập
Trên bàn thờ thần tài bạn chớ quên bày 5 chén nước hình chữ thập tượng trưng cho ngũ hành Kim, Mộc,Thủy, Hỏa, Thổ) và ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc, trung tâm). Bởi lẽ bạn thừa biết đây là biểu tượng của sự sinh sôi, thịnh vượng rất được coi trọng từ xưa đến nay.
Tượng ông Cóc (Thiềm thừ)
Lưu ý thờ Thần Tài Ông Địa thì cần có một tượng Ông Cóc. Thông thường, Ông Cóc sẽ được đặt ngậm tiền quay mặt ra ngoài vào ban ngày và quay vào trong nhà vào ban đêm để mang lại may mắn, hóa giải vận khí xấu.
Tượng Tỳ Hưu
Bên cạnh Thiềm Thừ, Tỳ Hưu cũng là vật phẩm quan trọng không thể thiếu trên bàn thờ Thần Tài Ông Địa mà bạn nên chú ý. Tượng Tỳ Hưu giúp thu hút vượng khí, may mắn, tài lộc và đồng thời trừ tà xua đuổi tà khí khỏi bàn thờ và nhà của gia chủ.
Bát nước thả hoa (bát tụ lộc)
Vật phẩm này rất quan trọng, thường là chiếc bát được thiết kế tinh tế có lòng nông, đổ gần đầy nước và bày hoa trải trên mặt nước, biểu trưng cho sự sinh sôi, phát triển và giữ cho tiền bạc, tài lộc không bị trôi đi.
Cách bố trí bàn thờ Ông Địa Thần Tài để sao cho đúng
Phía trong bàn thờ Ông Địa Thần Tài gồm những gì?
Khi thiết kế bàn thờ Thần Tài, phần lưng bàn thờ cần được đặt chắc chắn vào mặt tường, không bị nham nhở, đục lỗ hoặc rạn nứt. Phía trong bàn thờ, gia chủ nên đặt một tấm bài vị đầu tiên.
Tượng Thần Tài và Ông Địa cần được bài trí theo nguyên tắc “tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ”. Thần Tài được đặt phía bên trái, còn Ông Địa đặt bên phải khi nhìn từ bên ngoài vào. Kế đó, hơi chếch về phía dưới
Thần Tài và ông Địa, bạn hãy đặt 3 hũ gạo, thêm một hũ muối và hũ nước đầy cho may mắn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thay ba hũ này khi năm hết tết đến thôi nhé!
Ở giữa bàn thờ Ông Địa Thần Tài gồm những gì?
Hãy bố trí bát hương ở chính giữa bàn thờ, tuyệt đối không được di chuyển nếu không muốn mang lại điềm xấu. Gia chủ cũng nên thắp hương hàng ngày để cầu tài lộc, hoặc nếu không có thời gian thì phải thắp hương vào các ngày rằm và mùng 1 âm lịch hàng tháng.
Về lọ hoa, nên sử dụng loại hoa tươi như hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa hồng và đặt chúng ở phía tay phải của bàn thờ. Trái cây nên chọn quả ngũ sắc, tránh những quả có gai để tránh sát khí, và đặt chúng vào đĩa ở phía trái của bàn thờ.
Khi thờ cúng bàn thờ Thần Tài, 5 chén nước được xếp trên khay. Khay tốt nhất là khay chữ nhật nằm ngang, nếu không, 5 chén nước có thể được xếp thành hình chữ thập để tượng trưng cho “ngũ phương, ngũ thổ” và ngũ hành để đem lại may mắn.
Ở ngoài bàn thờ Ông Địa Thần Tài gồm những gì?
Phía bên ngoài bàn thờ, ông Cóc ngậm tiền vàng nên được đặt bên trái khi nhìn từ bên ngoài vào. Đặc biệt, mỗi sáng thắp hương, ông Cóc nên được quay ra và vào để giữ tài lộc. Khi sắp xếp bàn thờ Thần Tài, gia chủ cũng nên chuẩn bị một bát nước bằng sứ ở phía ngoài cùng, bên trong rắc cánh hoa tươi để tượng trưng cho việc luôn giữ tiền tài trong nhà nhé.
Lưu ý quan trọng về vị trí sắp xếp bàn thờ cần rõ
Khi sắp xếp bàn thờ ông Địa, có rất nhiều điều mà gia chủ cần lưu tâm để tránh điều xui rủi không mong muốn. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản khi sắp xếp bàn thờ Thần Tài mà bạn cần nắm rõ:
Khi mua bát hương và đồ thờ Thần Tài, cần rửa và lau sạch trước khi sử dụng để mang lại may mắn.
Mỗi người có mệnh khác nhau, gia chủ nên xem xét hướng phù hợp trước khi lập bàn thờ.
Hoa trên bàn thờ luôn phải tươi, chén phải sạch để thể hiện sự chỉn chu và lòng thành từ gia chủ.
Bàn thờ cần được đặt ở những nơi thoáng đãng, có không khí lưu thông thường xuyên.
Khi lập bàn thờ, cần xem ngày, giờ đẹp để đảm bảo mọi sự cầu đều như ý.
Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi bàn thờ Ông Địa Thần Tài gồm những gì mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn đọc. Hy vọng với những gợi ý về vật phẩm và cách sắp xếp bàn thờ trên đây sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn và chuẩn bị một cách chu đáo nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết đừng quên liên hệ với Nội thất Linh Ngân ngay hôm nay để được giải đáp!