Tủ bếp MDF phủ Melamine (chính xác hơn là tủ bếp gỗ MDF phủ Melamine) là loại tủ bếp được làm từ cốt gỗ công nghiệp MDF phủ lớp Melamine nhựa tổng hợp dùng để làm thùng và cánh tủ bếp.
Cấu tạo tủ bếp MDF phủ Melamine
Tủ bếp chất liệu MDF phủ Melamine có cấu tạo gồm 2 phần:
1/ Phần cốt gỗ MDF
Thực tế, cốt gỗ MDF được làm từ vật liệu chính là các cây công nghiệp ngắn ngày. Những gỗ này được nghiền mịn thành bột và được phối trộn cùng keo, các chất phụ gia, chất chống ẩm,… Sau cùng, dưới áp suất lớn, hỗn hợp đó được đem nén ép thành những ván gỗ có kích thước tiêu chuẩn 1220×2440 mm hoặc 1830 x 2440mm.
Cốt gỗ MDF có 03 loại: Gỗ MDF thường, Gỗ MDF chống ẩm và Gỗ MDF chống cháy. Thông thường, loại MDF chống ẩm – lõi xanh được chọn sử dụng để thiết kế tủ bếp.
2/ Lớp phủ bề mặt – Melamine
Melamine là lớp phủ bề mặt được sản xuất bằng công nghệ MFC – Melamine Faced Chipboard. Với kết cấu gồm 03 lớp: Lớp màng phủ ngoài, lớp phim tạo màu và lớp giấy nền. Lớp màng phủ ngoài là lớp keo Melamine trong suốt, có độ dày siêu mỏng chỉ khoảng 0.4-1 rem. Có vai trò chính là để bảo vệ lớp phim tạo và đảm bảo cho chất lượng của tủ bếp Melamine được ổn định, tăng khả năng chống xước và va đập.
Bề mặt phủ Melamine có được thiết kế với các mẫu mã đa dạng để khách hàng lựa chọn như: đơn sắc, vân gỗ hay ánh kim,…
Ưu nhược điểm tủ bếp gỗ MDF phủ melamine
Ưu điểm
Nếu nói về ưu điểm của tủ bếp phủ Melamine, phải nhấn mạnh những điểm sau:
1. Độ bền tốt:
Khả năng chịu lực ổn định và có thể chịu nhiệt (lửa) ở một mức nhiệt độ nhất định
Đặc biệt, không cong vênh và nứt nẻ
Khả năng chống trầy xước của tốt
Khó phai màu
2. Màu sắc đa dạng: với +100 Mã màu Acrylic Panel Catalogue 2023, từ đơn sắc đến vân gỗ, hay ánh kim,… với các gam sáng đến tối chắc chắn đáp ứng được tối đa nhu cầu khách hàng. Đặc biệt, nhờ mã màu đa dạng nên chúng dễ kết hợp với nhiều đồ nội thất khác trong nhà, giúp tăng tính thẩm mỹ của không gian sống.
3. Kiểu dáng phong phú: Bạn có thể lựa chọn kiểu thiết kế tủ bếp chữ i, chữ U, chữ L hay chữ G,… tùy sở thích và phù hợp theo không gian.
4. Dễ vệ sinh – lau chùi: Vì lớp phủ bề mặt nhẵn bóng, phẳng mịn và ít bám bụi, nên tủ MDF phủ Melamine dễ lau chùi, làm sạch và vệ sinh khi cần.
5. Giá thành rẻ: MDF phủ Melamine dễ thi công và mức giá tương đối rẻ so với nhiều vật liệu khác, nên phù hợp với điều kiện chi tiêu của nhiều gia đình.
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm, tủ Melanie cũng có 1 số hạn chế như:
Chống xước ở mức độ vừa: Do lớp phủ bề mặt Melamine siêu mỏng, nên tủ bếp phủ Melamine chỉ có mức độ chống xước trung bình.
Hạn chế về tạo dáng: Với cấu tạo phẳng, nên những thiết kế cần sự uốn cong bề mặt, uốn cong góc cạnh,… sẽ có phần hạn chế và khó thực hiện hơn so với gỗ tự nhiên.
Melamine có thể bị hút nước và phồng rộp: Mặc dù có khả năng chống ẩm khá tốt, nhưng do tại các mép dán cạnh không thể kín 100%, nên chúng vẫn có thể gặp tình trạng, phồng rộp trên bề mặt NẾU ở điều kiện ẩm kéo dài